Van an toàn Leser là một thiết bị khá quan trọng trong các hệ thống đường ống, có chức năng điều chỉnh áp suất trong các hệ thống này luôn ở mức ổn định, ngăn chặn các sự cố cháy nổ không mong muốn. Ở bài viết này, ITT xin hướng dẫn đến bạn cách lắp đặt van an toàn đúng quy trình kỹ thuật, mang đến hiệu quả vận hành cao.
Tại sao nên sử dụng van an toàn trong các hệ thống đường ống?
Van an toàn (Safety valve) là một thiết bị van công nghiệp không thể thiếu trong hầu hết các hệ thống đường ống, là một sản phẩm tối ưu giúp bảo vệ đường ống vô cùng hiệu quả, tránh sự gia tăng áp suất đột ngột trong đường ống, giữ áp suất bên trong hệ thống luôn ở mức ổn định, ngăn chặn các sự cố quá tải áp không mong muốn.
Chính vì vậy, việc lựa chọn và lắp đặt một thiết bị van an toàn trong các hệ thống chất lỏng, khí, hơi… là điều vô cùng cần thiết và cần được quan tâm, nhất là các hệ thống sản xuất quy mô lớn.
Một trong những ưu điểm của thiết bị này là có cơ chế vận hành vô cùng đơn giản và hoàn toàn tự động. Trên thân thiết bị sẽ được lắp đặt được một bộ phận điều chỉnh áp suất, mức áp suất này sẽ quyết định hoàn toàn đến áp suất định mức bên trong hệ thống.
Khi áp suất bên trong vượt quá mức cho phép này, van sẽ tự động mở ra và xả toàn bộ lượng lưu chất đi ra ngoài. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể thực hiện xả khí thủ công bằng tay giật, vô cùng tiện lợi khi sử dụng.
Hiện tại, để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, thiết bị van an toàn này hiện đang được sản xuất với nhiều kích thước, mẫu mã, chất liệu… để thích hợp với từng thiết kế hệ thống và môi trường lưu chất cụ thể, vì vậy người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn được những thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng của mình.
Van an toàn hiện đang sử dụng hai kiểu kết nối chính là nối ren (kích thước từ DN50 trở xuống) và mặt bích (kích thước từ DN50 trở lên). Đây là những kiểu kết nối thông dụng nhất hiện nay, mang đến khả năng lắp đặt chắc chắn, không gây rung lắc hay rò rỉ khi sử dụng.
Hướng dẫn cách lắp đặt van an toàn đúng quy trình kỹ thuật
Lắp đặt thiết bị van an toàn đúng cách, đúng quy trình kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định giúp thiết bị có thể được kết nối bền vững vào hệ thống, không xảy ra các hiện tượng rò rỉ và ngăn chặn các sự cố không mong muốn có thể xảy ra. Vậy khi thực hiện lắp đặt thiết bị này, chúng ta cần phải chuẩn bị gì, những điều cần lưu ý để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Quá trình chuẩn bị và kiểm tra thiết bị, hệ thống:
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết như: Van an toàn (có kích thước, chất liệu và thông số kỹ thuật phù hợp với hệ thống), mặt bích (có kích thước, tiêu chuẩn áp lực phù hợp), máy hàn (hàn mặt bích vào đường ống), giá đỡ (cố định vị trí cho đường ống và mặt bích), gioăng (đệm vào vị trí kết nối để ngăn chặn rò rỉ hiệu quả), keo tan (sử dụng cho phương thức nối ren), cờ lê, đai ốc, bu lông…
- Vệ sinh sạch sẽ van và đường ống, kiểm tra thật kỹ để đảm bảo không có bất kỳ lỗi chi tiết nào xảy ra, loại bỏ các loại rác thải, cặn bẩn, tạp chất trong đường ống để thuận tiện cho việc lắp đặt, tránh gây hở mối nối hay làm bẩn lưu chất trong quá trình sử dụng.
- Kiểm tra vị trí lắp đặt của van có phù hợp, không gian có đủ để van hoạt động.
Tiến hành lắp đặt van:
Như đã nói, thiết bị này có hai phương thức kết nối chính là nối ren và mặt bích. Nhìn chung, hai kiểu lắp đặt này được thực hiện khá đơn giản, mang đến khả năng kết nối chắc chắn và thuận tiện cho việc tháo lắp.
Lắp đặt van an toàn nối ren:
- Kiểm tra tiêu chuẩn ren của van, sau đó sử dụng máy tạo ren để tạo các vòng ren tương ứng ngay tại đầu ống.
- Làm sạch tất cả các bụi ren ngay tại đầu ống để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt.
- Bôi một lớp keo tan vào đầu ren của van và đầu ren ống, sau đó nhanh tay vặn siết chân ren của van vào ống theo chúng chiều xoắn của chúng cho đến khi kết thúc tất cả vòng ren, thao tác cần thực hiện nhanh chóng để tránh làm keo khô trước khi lắp đặt. Lớp keo tan này có chức năng giúp van được kết nối chắc chắn hơn vào đường ống, tránh gây rò rỉ hay rung lắc khi sử dụng, chịu được áp lực ở mức tương đối.
- Sau khi lắp đặt, hãy chờ một lúc để keo khô, sau đó tiến hành chạy thử thiết bị. Nếu van thực hiện đóng mở chính xác, xả khí nhanh chóng, hiệu quả, không bị rung lắc, rò rỉ hay phát ra nhiều tiếng ồn trong quá trình sử dụng thì có thể đưa van vào hoạt động chính thức.
Lắp đặt van an toàn mặt bích:
- Trước hết, cần đảm bảo các mặt bích sử dụng phải có tiêu chuẩn tương đồng với nhau, chẳng hạn như JIS, DIN, ANSI,… Vì khi phù hợp về tiêu chuẩn thì chúng mới có cùng áp lực, kích thước, độ dày phù hợp, từ đó mang đến khả năng lắp đặt chính xác nhất.
- Sau đó, sử dụng máy hàn để hàn mặt bích vào trong đường ống sử dụng, mặt bích cần được hàn kín vào ống, không bị hở nhằm ngăn chặn tình trạng rò rỉ.
- Đặt mặt bích của van vào mặt bích ống, điều chỉnh sao cho các lỗ bu lông của hai mặt bích này thông với nhau.
- Dùng giá đỡ để cố định vị trí của mặt bích, sau đó đệm một miếng gioăng làm kín vào giữa, các lỗ của gioăng cũng phải được điều chỉnh tại vị trí tương ứng của các lỗ mặt bích.
- Sau đó tiến hành luồng bu lông qua tất cả các lỗ trên mặt bích sao cho chúng đi qua cả mặt bích van, gioăng và mặt bích ống để tạo thành một thể thống nhất.
- Dùng cờ lê để vặn siết tất cả bu lông, đai ốc sao cho thật chắc chắn, tránh để lại các khe hở giữa mặt bích.
- Sau khi thực hiện lắp đặt van, nếu không có bất kỳ vấn đề nào, có thể thực hiện chạy thử thiết bị để kiểm tra, nếu van có khả năng đóng mở tự động nhanh nhạy, kiểm soát áp suất hiệu quả, không bị rò rỉ hay rung lắc thì có thể đưa vào hoạt động chính thức.
Những lưu ý khi thực hiện lắp đặt van an toàn:
- Chất liệu và các thông số kỹ thuật khác của van phải được lựa chọn tương ứng với hệ thống đang sử dụng.
- Lắp van theo đúng chiều mũi tên được ký hiệu trên thân van, thiết bị cần được đặt tại mặt phía trên của ống với hướng thẳng lên, không được đặt nằm ngang, nằm nghiêng hay quay đầu xuống phía dưới vì sẽ mang đến hiệu quả làm việc không chính xác.
- Vị trí lắp đặt cần thông thoáng, diện tích đủ để van hoạt động cũng như thuận tiện cho quá trình tháo lắp thiết bị để kiểm tra, bảo trì.
- Đối với dòng van nối ren, cần bôi một lớp keo tan tại các đầu ren, đối với dòng van mặt bích thì cần đệm một miếng gioăng làm kín tại các vị trí kết nối để ngăn chặn rò rỉ hiệu quả.
- Có thể lắp đặt kèm theo các thiết bị khác như van cổng, van bướm, van 1 chiều, van bi… để dễ dàng kiểm soát lưu chất trong đường ống, từ đó thuận tiện cho van an toàn hoạt động hơn.
- Sau khi lắp đặt van, nên thực hiện chạy thử thiết bị để kiểm tra xem quá trình lắp đặt đã thực hiện đúng hay chưa, nếu có bất kỳ vấn đề nào thì có thể kịp thời chỉnh sửa, tránh xảy ra lỗi trong quá trình hoạt động chính thức.
- Không được lắp đặt van an toàn ở phía dưới đường ống hơi nước vì khi hơi nước bị ngưng tụ thì nước sẽ lấp đầy chỗ nối van, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị, thậm chí là xảy ra các sự cố hư hỏng.
- Khi lắp đặt van ngoài trời, hãy sử dụng nắp chụp hoặc các biện pháp bảo hộ khác để tránh thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nắng, mưa, gió, bụi bẩn… từ đó làm thân van nhanh chóng bị xuống cấp hoặc làm hư các bộ phận bên trong.
- Đối với các loại lưu chất lỏng không thể xả trực tiếp ra ngoài môi trường mà phải đưa trở về nguồn, cần lắp đặt hệ thống đường dẫn thu hồi phía sau tại ngõ ra để thuận tiện cho việc sử dụng, tránh gây lãng phí.
Các bước điều chỉnh áp suất định mức cho van an toàn đúng cách
Thiết bị van an toàn hoạt động dựa vào áp suất định mức được cài đặt tại vít điều chỉnh bên ngoài thân van.
Môi trường bên trong hệ thống sẽ hoạt động hoàn toàn dựa vào áp suất định mức này, nếu áp suất đường ống tăng cao và vượt quá mức cho phép, thiết bị sẽ tự động mở ra để xả bớt lượng lưu chất ra ngoài cho đến khi áp suất bên trong ổn định trở lại. Còn đối với những loại lưu chất không thể xả bỏ, chúng sẽ được đưa về nguồn để tiếp tục vận chuyển vào van sau khi hệ thống đã ổn định trở lại.
Bên cạnh việc lắp đặt van an toàn đúng cách thì việc điều chỉnh áp suất định mức đúng quy trình cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo thiết bị có thể hoạt động chính xác, mang đến hiệu quả xả áp cao. Quá trình điều chỉnh thiết bị này sẽ được thực hiện theo những quy trình như sau:
- Bước 1: Chuẩn đầy đủ các dụng cụ cần thiết như tua vít, cờ lê, đồng hồ đo áp lực…
- Bước 2: Tháo ốc vít ở phần nắp chụp của van, đối với dòng van có tay giật thì tiến hành tháo cả bộ điều chỉnh.
- Bước 3: Ngắt nguồn cấp lưu chất, sau đó tiến hành lắp đồng hồ đo áp lực vào hệ thống để kiểm soát áp suất bên trong, từ đó dễ dàng điều chỉnh van hơn.
- Bước 4: Dùng cờ lê để tháo ốc hãm của van, đây chính là loại ốc được dùng để cố định vị trí cho bộ phận điều chỉnh.
- Bước 5: Điều chỉnh áp suất xả của van, dùng tua vít để xoay vít điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ để áp lực nén xuống đĩa van để tăng độ mở cho van, khi xoay tua vít theo chiều ngược kim đồng hồ thì áp lực nén xuống đĩa van sẽ giảm bớt, từ đó áp suất xả sẽ ít hơn. Nên kiểm tra đồng hồ đo áp suất trước khi điều chỉnh để thuận tiện hơn cho việc cài đặt, mang đến hiệu quả chính xác.
- Bước 6: Sau khi đã cài đặt van thành công, hãy tiến hành siết ốc hãm để cố định lại vị trí của vít điều chỉnh, tránh xảy ra trường hợp vít tự chuyện động làm lệch kết quả, đây là bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo thiết bị có thể vận hành chính xác, đúng yêu cầu.
- Bước 7: Nếu thiết bị có kèm theo tay giật, hãy thực hiện lắp lại tay giật đúng vị trí, sau đó đậy lại nắp chụp, vặn chắc ốc vít tại vị trí nắp chụp để bảo vệ cho vít điều chỉnh bên trong.
- Bước 8: Sau khi hoàn thành quá trình điều chỉnh, hãy chạy thử thiết bị để kiểm tra hoạt động của van và theo dõi để kiểm tra chúng đã thực hiện xả áp đúng mức yêu cầu hay chưa, nếu chưa đúng yêu cầu, có thể thực hiện lại bước 5 cho đến khi chúng mang đến kết quả chính xác. Đối với những người có trình độ kỹ thuật cao, quá trình điều chỉnh này thường sẽ xảy ra nhanh chóng và không tốn quá nhiều thời gian.
- Bước 9: Vệ sinh van và kiểm tra lại các vị trí kết nối của van, sau đó thì thiết bị có thể đưa vào hoạt động chính thức.
Các bước kiểm định van an toàn đúng cách
Kiểm định thiết bị là một bước vô cùng quan trọng để kiểm tra các thiết bị mua mới trước khi lắp đặt vào hệ thống, các thiết bị đang thực hiện sửa chữa – bảo dưỡng định kỳ… để xem thiết bị có bất kỳ bất thường nào hay không, cũng như phát hiện được những vấn đề liên quan về kỹ thuật, những hư hỏng tiềm ẩn trong quá trình sử dụng để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị. Đây là bước vô cùng cần thiết và được khuyến cáo không nên bỏ qua.
Quá trình kiểm định thiết bị van an toàn sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản như dưới đây, chúng được cấp phép bởi Cục Kiểm Định theo tiêu chuẩn TCVN 7915-1:2009 (ISO 4126-1:2004) về thiết bị an toàn chống quá tải áp:
- Bước 1: Dùng mắt thường để kiểm tra các bộ phận bên ngoài thân van để xem có bất cứ dấu hiệu hư hỏng hay nứt vỡ nào không.
- Bước 2: Thực hiện kiểm tra các thông số kỹ thuật của van để đảm bảo chúng phù hợp với hệ thống đang sử dụng như kích thước, chất liệu, áp suất, môi trường sử dụng, phương thức kết nối…
- Bước 3: Thử nghiệm thiết bị trong môi trường có các thông số kỹ thuật làm việc tương ứng.
- Bước 4: Kiểm tra độ kín tại các vị trí kết nối của van để đảm bảo thiết bị không bị hở mối nối, không bị rung lắc hay rò rỉ khi sử dụng.
- Bước 5: Nhận kết quả kiểm định, nếu thiết bị đạt được tất cả những yêu cầu trên thì thiết bị này hoàn toàn đạt chuẩn khi sử dụng. Cần kiểm tra, bảo trì thiết bị định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo van có thể hoạt động chính xác.
Ứng dụng của van an toàn trong các hệ thống đường ống
Như đã nói, van an toàn là một thiết bị giữ vai trò khá quan trọng trong các hệ thống đường ống, vì vậy chúng được lắp đặt rộng rãi tại nhiều lĩnh vực như:
- Ứng dụng trong các hệ thống nước nhu cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, các hệ thống phòng cháy chữa cháy, các hệ thống nước ngầm…
- Ứng dụng trong các nhà máy năng lượng như nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện…
- Ứng dụng trong các lĩnh vực khai khoáng như xăng dầu, chất đốt, khí tự nhiên…
- Ứng dụng trong các nhà máy hóa chất.
- Ứng dụng trong các hệ thống khí nén, hơi nóng…
- Ứng dụng trong các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm, nước giải khát…
- Ứng dụng trong các hệ thống thủy lợi.
- Ứng dụng trong ngành đóng tàu, hàng hải…
Tại sao nên mua van an toàn tại ITT?
Nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm kiếm các thiết bị van an toàn chính hãng, đa dạng mẫu mã và giá cả tốt nhất thị trường thì hãy đến ngay với ITT. Các dòng van an toàn mà chúng tôi phân phối đều được nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu danh tiếng của Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…
Hiện tại, bạn có thể mua số lượng lớn các thiết bị này với đa dạng kích thước từ DN15 trở lên, đầy đủ chất liệu như inox, gang, thép, đồng… sử dụng nhiều phương thức kết nối như nối ren, mặt bích… và có thể vận hành tự động thông qua sự chênh lệch áp hoặc thủ công thông qua tay giật.
Sản phẩm cam kết chính hãng với đầy đủ giấy tờ kiểm định, chứng chỉ CO – CQ, được giao hàng tận nơi trên toàn quốc và bảo hành chính hãng theo quy định.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan về cách lắp đặt van an toàn hoặc muốn được tư vấn chi tiết về từng sản phẩm, hãy liên hệ ngay với ITT theo hotline để được tư vấn và báo giá cụ thể.
Mọi chi tiết liên hệ:
CÔNG TY TNHH TM KỸ THUẬT QUỐC TẾ
Địa chỉ: 113 Bình Thới, Phường 11, Quận 11, TPHCM
Email: ittco@ittco.vn
Hotline: 0913 41 00 44
Website: Website: ittco.vn, kythuatquocte.com, vancongnghiep.net.vn